Ruộng bậc thang của người Ifugao nhìn từ góc độ xã hội Ruộng_bậc_thang_Banaue

Đối với người Ifugao lúa gạo có vai trò rất quan trọng, đôi khi nó còn được coi trọng hơn bất cứ những thức ăn khác. Trong truyền thống cũng như xã hội hiện đại, người Ifugao đã thiết lập nên một xã hội vững chắc dựa trên nền tảng là văn hóa lúa gạo. Lúa gạo được coi như là trung tâm của việc trao đổi, buôn bán, biểu thị cho sức mạnh và nguồn sống của tộc người này. Xã hội người Ifugao là xã hội bền vững được liên kết chặt chẽ với sự sinh trưởng của cây lúa và gắn chặt tới những vụ thu hoạch. Mặc dù sản lượng thu hoạch còn ít ỏi so với giá trị lao động thực. Sản phẩm của lúa gạo và sự xây dựng hàng ngàn km ruộng bậc thang cùng với hệ thống thủy lợi tinh vi từ lâu là niềm tự hào của người Ifugao. Xét dưới góc độ xã hội đó là sự biểu thị về cơ cấu tổ chức chặt chẽ và sự liên kết của nhóm tộc người này. Ở góc độ văn hóa tâm linh theo quan niệm của người Ifugao thì sự giúp đỡ của các vị thần và những linh hồn đã giúp họ biến các vùng núi cao và những vực sâu thành mặt phẳng, những cánh đồng tươi tốt, cho phép họ thịnh vượng và tự chủ trong một quốc gia mà yếu tố chính trị thường xuyên bất ổn. Với những ý nghĩa lớn lao như vậy, mà loại hình canh tác ruộng bậc thang của người Ifugao ở Philipin đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995.

Trước đây việc chuyển nhượng mua bán ruộng bậc thang là rất hiếm loại trừ sự thừa kế, nhưng ngày nay việc mua bán được diễn ra ngày càng thường xuyên. Tập quán của người Ifugao là dành cho người mua một bữa tiệc nơi mà họ hàng của người mua và người bán đều có thể đến. Người mua và những người thân thích của anh ta sau đó sẽ đưa những món quà cho người bán.Những món quà đó có thể là những chiếc trâm cài đầu hoặc là những con dao dài đó là những đồ vật thường xuyên được biếu tặng, sau này là tiền. Cả hai bên mua và bán sau đó cùng tham gia và cầu cúng cho sự chuyển đổi mảnh ruộng này sẽ đem lại những vụ thu hoạch bội thu, thêm vào đó là những lời cầu cúng cho những con chuột bọ, những loài côn trùng làm hại mùa màng sẽ không phá hoại những mùa, và mùa màng năm này qua năm khác sẽ được tươi tốt và bội thu. Người thân của cả hai bên bán và mua sẽ làm chứng cho cuộc chuyển nhượng này. Những món quà dành cho những người thân của người bán phụ thuộc vào yêu cầu của họ trong việc làm nội dung cũng như xây dựng niềm tin trong tương lai. Có thể sẽ trở thành điều cần thiết, những người thân thiết của người bán. Ở Kiangan giá trị của một mẫu trung tâm ruộng bậc thang có nước cung cấp đầy đủ thường là 500.000 pê xô. Ở Piuong hay là Amgana, nơi những vùng đất chưa được chiếm giữ, chưa có khả năng thủy lợi giá trị thường là 80.000 pêxô. Ở Jaliap, Bolog hay ở những thành phố mới được hình thành do di cư, giá trị thường là 250.000 pê xô. Ở Kianga một vùng đất trung tâm của nơi canh tác có thể tiến hành khai khẩn thêm những mảnh ruộng, giá trị của nó thường gấp từ 6 đến 12 lần so với những vùng đất ở rìa mép.

Trên cơ sở những tài liệu khoa học của một số học giả nước ngoài về loại hình canh ruộng bậc thang của tộc người Ifugao ở Philippine và so sánh với ruộng bậc thang của người Hmông ở Sa Pa, Lào Cai, chúng ta thấy rằng đây là loại hình canh tác độc đáo có nhiều nét tương đồng ở khu vực Đông Nam Á. Ruộng bậc thang không chỉ là một hoạt động nông nghiệp truyền thống nhằm nuôi sống con người mà xoay quanh loại hình này còn có biết bao các yếu tố văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng liên quan. Việc tìm hiểu sâu sắc một hoạt động kinh tế mang tính phổ biến nhưng lại rất đặc thù của một số tộc người sống trên các cùng đất dốc ở khu vực Đông Nam Á là một vấn đề khoa học thật lý thú.